Top 7 lễ hội truyền thống nổi tiếng nhất phải đi trong 2023

5/5 - (1 bình chọn)

Lễ hội truyền thống là một sản phẩm tinh thần, loại hình văn hóa đặc sắc của dân tộc Việt Nam, được truyền từ đời ông cha đến đời con cháu ngày nay. Các lễ hội tựa như những cuộn phim chứa đựng cuộc sống, phong tục tập quán, đặc trưng của mỗi dân tộc, địa phương. Nó cũng là sự kiện để con cháu bày tỏ lòng thành kính đối với các vị tổ tiên, thần linh, anh hùng dân tộc… Cùng Tour247 điểm danh 7 lễ hội truyền thống nổi tiếng nhất phải đi trong 2023 nhé. 

Lễ hội đền Hùng 

Lễ hội đền Hùng là một trong những lễ hội truyền thống lớn nhất, nổi tiếng nhất ở nước ta. Lễ hội còn được gọi là Giỗ Tổ Hùng Vương, là một nghi lễ truyền thống được tổ chức vào ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm. Giỗ tổ Hùng Vương diễn ra tại mảnh đất tổ Đền Hùng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. 

z4103421033555 214fca1247a08ede6baf8562a85de7bcLễ hội đền Hùng đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể thế giới 

Lễ hội truyền thống đền Hùng là dịp để con cháu dân tộc Việt bày tỏ lòng biết ơn, thành kính sâu sắc đối với công lao lập nước của các vua Hùng, là những vị vua đầu tiên của dân tộc. Thật đáng tự hào! Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam công nhận là Danh mục di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia, UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể thế giới. 

Nếu có thời gian, các du khách có thể đến đây trước vài ngày trước khi lễ chính được tổ chức, có rất nhiều hoạt động văn hóa dân gian thú vị. Ngày 10/3 âm lịch sẽ diễn ra Lễ rước kiệu và dâng hương tại Đền Thượng. 

Lễ hội Lim 

Hội Lim là lễ hội truyền thống lớn nhất của tỉnh Bắc Ninh, thu hút rất nhiều du khách từ trên khắp đất nước đến tham dự. Đây cũng là dịp các bạn có thể trẩy hội dịp đầu xuân với nhiều chương trình đặc sắc hay lắng nghe những làn điệu quan họ ngọt ngào cùng nhiều trò chơi dân gian thú vị khác. 

z4103420997322 126d4c0c4a1366afea5aab208d4b236dLễ hội Lim Bắc Ninh được coi là biểu tượng về tinh thần, văn hóa tâm linh của người dân nơi đây 

Hội Lim không chỉ là biểu tượng về tinh thần, văn hóa tâm linh của người dân Bắc Ninh là nó còn là dịp để con cháu nơi đây bày tỏ lòng hiếu kính đối với công lao của cha ông đi trước. Giáo dục cho bậc con cháu đời sau về lòng biết ơn, về giữ gìn và bảo vệ nét đẹp văn hóa của dân tộc này. 

Lễ hội truyền thống này được tổ chức trong 3 ngày, từ ngày 12 đến 14 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Ngày hội chính là ngày 13, đông người tấp nập ra vào. Ngoài thị trấn Lim, hội còn được tổ chức ở 2 điểm khác là xã Nội Duệ và Liên Bão. 

Lễ hội Gióng 

Hội Gióng chính là lễ hội truyền thống lớn đặc sắc để tưởng nhớ Thánh Gióng. Đây là một trong những vị Thánh “bất tử” của tín ngưỡng dân gian ta, là vị anh hùng mà người Việt ai ai cũng biết, ai ai cũng nhớ. Hội Gióng là một trong những lễ hội đặc sắc, độc đáo nhất của người dân ở đồng bằng châu thổ Bắc Bộ. Lễ hội tồn tại qua hàng ngàn năm lịch sử và vẫn được tiếp tục giữ gìn đến đời nay. 

Hiện tại, ở đồng bằng Bắc Bộ có nhiều nơi thờ phụng Đức Phù Đổng Thiên vương Thánh Gióng, nhưng lớn nhất vẫn là lễ hội tổ chức tại làng Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội, là nơi đức Thánh Gióng sinh thành. Nơi Thánh Gióng hóa thân là Phù Linh, Sóc Sơn, Hà Nội. 

z4103421033208 294508cb30dbfe82a02dcf457d659de8Lễ hội Gióng được diễn ra long trọng để bày tỏ lòng thành kính đối với Đức Phù Đổng Thiên Vương 

Mỗi năm, lễ hội Gióng được tổ chức chính vào ngày mùng 8 và 9 tháng âm lịch tại Đền Phù Đổng và một số vùng lân cận khác. Những ngày hội này thu hút du khách từ nhiều nơi trên khắp đất nước về tham dự. 

Hội đền Trần Nam Định 

Nam Định đang sở hữu một lễ hội truyền thống lớn, nổi tiếng cả nước là lễ hội đền Trần. Hội được tổ chức từ ngày 15 đến ngày 20 tháng 8 âm lịch hàng năm, diễn ra tại khu di tích đền Trần ở phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định. Lễ hội chính là dịp để con dân Việt Nam tưởng nhớ, bày tỏ lòng thành kính đối với công đức của 14 vị vua Trần. 

z4103421008747 e49e54cd42f0ab188421df4163655cdcLễ hội đền Trần được tổ chức vô cùng công phu và hoành tráng để tưởng nhớ các vị vua thời nhà Trần 

Đến với khu di tích đền Trần, các du khách sẽ có cơ hội được chiêm ngưỡng quần thể kiến trúc vô cùng độc đáo của Nhà Trần. Đồng thời sẽ được hòa mình vào bầu không khí náo nhiệt của lễ hội. Có thể bạn chưa biết, lễ hội truyền thống ở đây năm chẵn sẽ mở to hơn năm lẻ đó. Ngay từ trước ngày hội chính, khách thập phương đã nô nức kéo về để hành hương, cầu mong điều tốt lành…

Hội chùa Hương 

Một trong những lễ hội truyền thống diễn ra vào tháng Giêng ở miền Bắc được mong chờ nhất phải kể đến là hội chùa Hương ở Hà Nội. Chùa Hương luôn là địa điểm tâm linh hấp dẫn du khách ghé thăm, đặc biệt là thời điểm đầu xuân năm mới. 

Lễ hội chùa Hương sẽ kéo dài từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch, ngày khai hội là mùng 6 tháng Giêng hàng năm. Có thể nói đây là lễ hội truyền thống có thời gian diễn ra lâu nhất nhì Việt Nam. Thời gian lễ hội tiếp đón đông du khách từ tứ phương tới nhất là khoảng thời gian rằm tháng Giêng đến 18/2 âm lịch. 

z4103421054493 a536cc8205ad159b36c1b24cf5baec13Lễ hội chùa Hương hàng năm thu hút khách thập phương trên khắp cả nước và cả nước ngoài đến tham dự 

Khi tham gia lễ hội chùa Hương, ngoài việc được dâng hương cầu nguyện, các du khách còn được thả hồn mình vào thiên nhiên tươi đẹp ghi dấu ấn Phật. Bên cạnh đó là các hoạt động sinh hoạt văn hóa dân tộc thú vị như chèo thuyền, leo núi, hát chèo, hát văn…

Lễ hội Hoa Lư, Ninh Bình 

Lễ hội truyền thống cố đô Hoa Lư là lễ hội lớn trong năm nổi tiếng của tỉnh Ninh Bình. Lễ hội Hoa Lư còn được gọi bằng những cái tên khác như hội Trường Yên hoặc hội Cờ Lau. Hội được tổ chức vào đầu tháng 3 âm lịch. Đây là dịp để nhân dân tưởng nhớ hai vị hoàng đế là Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành. 

z4103421063295 090bef693689cda67496474bb3bca3f9Lễ hội cố đô Hoa Lư đã bắt đầu được tổ chức từ thời vua Lý Công Uẩn rời đô về Thăng Long 

Lễ hội truyền thống Hoa Lư mang đậm giá trị lịch sử văn hóa nước nhà, đã bắt đầu được tổ chức từ khi vua Lý Công Uẩn dời đô về Thăng Long. Lễ hội này đã tồn tại được quãng thời gian vô cùng dài, xuyên suốt lịch sử nước nhà, hòa quyện trong nó là màu sắc độc đáo của các truyền thuyết dân gian. 

Lễ hội Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam 

Nếu bạn là người thích du lịch tâm linh thì chắc chắn sẽ biết đến miếu Bà Chúa Xứ tọa lạc dưới chân ngọn núi Sam, Châu Đốc. Có thể nói rằng, đây chính là địa điểm tâm linh hàng đầu của An Giang với một lối kiến trúc cực kỳ đẹp, nhất là khi màn đêm buông xuống. 

Lễ hội miếu Bà Chúa Xứlễ hội truyền thống được tổ chức từ đêm này 23/4 kéo dài đến ngày 27/4 âm lịch. Những nghi thức cúng bái trong lễ hội đều được người dân thực hiện theo nghi thức cổ truyền. 

z4103421047632 3c3319ff1361ec2e8e032f48b1715bb0Lễ hội của Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam được tổ chức theo các nghi thức cổ truyền 

Trước khi diễn ra các nghi thức chính của lễ hội miếu Bà Chúa Xứ, ngày 10/3 âm lịch ban quản trị miếu sẽ bầu ra vị làm chủ lễ. Người được chọn phải từ 60 tuổi trở lên, khỏe mạnh, còn đủ vợ/chồng, con cái và có đạo đức, đối nhân xử thế tốt. 

Lời kết 

Các lễ hội truyền thống luôn là niềm tự hào của mỗi dân tộc, mỗi địa phương và mỗi một lễ hội lại có những điểm đặc sắc riêng. Hy vọng những chia sẻ trên đây của Tour247 sẽ giúp bạn lựa chọn thêm một địa điểm du lịch ưng ý trong 2023. Cảm ơn đã theo dõi bài viết.

"" ""